BÀI 6. PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN
1) Nhân hai số nguyên khác dấu
► Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu " - " trước kết quả
► Tích của một số nguyên với 0 bằng 0:
a . 0 = 0 . a =0
2) Nhân hai số nguyên cùng dấu
► Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng
3) Tính chất của phép nhân số nguyên
► Giao hoán: a . b = b . a
► Kết hợp: ( a . b ) . c = a . ( b . c )
► Nhân với số 1: a .1 = 1 . a = a
► Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a ( b + c ) = a . b + a . c
4) Chú ý
► Dấu của tích:
(+).(+) =(+)
(-).(-) =(+)
(+).(-) =(-)
(-).(+) =(-)
► a . b = 0
⇒ a = 0 hoặc b = 0
► Trong một tích các số nguyên khác 0:
- Nếu có một số chẵn thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "+"
- Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thì tích mang dấu "-"
Luyện thi toán Pro - Tư vấn, hỗ trợ luyện thi toán chuyên nghiệp với phương pháp giảng dạy gần gũi, dễ hiểu giúp học viên dần lấy lại căn bản và nâng cao trình độ của mình!Tại Luyện thi Toán Pro, các em học sinh, Quý Phụ huynh có thể tham khảo các đề thi học kỳ, đề thi đại học qua các năm của các tỉnh thành cả nước. Các đề thi cũng là cơ hội để các em học sinh tự cọ sát với đề thi thực tiễn và hiểu rõ năng lực toán học của mình.
Điện thoại: 0368 502 488
Email: luyenthitoanprohcm@gmail.com
Website: https://luyenthitoanpro.com